Quản Trị Website Là Gì?

Quản Trị Website Là Gì?

Quản trị website là gì?

Quản trị website là tập hợp nhiều việc được thực hiện sau khi xây dựng website như viết nội dung cho website, xử lý các nội dung, hình ảnh phù hợp cũng như việc thực hiện tối ưu trải nghiệm người dùng. Người quản trị website (webmaster) thường được biết đến là người thành thạo mã HTML, là người trực tiếp quản lý tất cả các thành phần của trang web. Dựa trên loại trang web họ quản lý, các webmaster thường thành thạo các ngôn ngữ lập trình khác nhau như Javascript, PHP,… Họ cũng thường biết cách thiết lập máy chủ web giống như quản trị viên của máy chủ.

Quản Trị Website Là Gì?

Tại sao chúng ta cần quản trị website?

– Website có một lộ trình xây dựng cũng như phát triển. Vì thế, website phải được chăm sóc bằng các cách khác nhau như cập nhật nội dung, sửa lỗi và bảo trị web.

– Website chính là bộ mặt của doanh nghiệp hay cá nhân trên thế giới internet hiện nay. Vì thế, website phải luôn được chăm sóc để gần gũi hơn với người dùng, giúp người dùng tiếp cận doanh nghiệp dễ dàng hơn.

– Công việc quan trọng luôn là cập nhật nội dung, và đó là một phần của quản trị website. Trải nghiệm người dùng cũng như khả năng tiếp cận của doanh nghiệp với người dùng phụ thuộc nhiều vào nội dung website cung cấp cho họ.

Quản Trị Website Là Gì?

Công việc quản trị website bao gồm những gì?

Sẽ có rất nhiều công việc để quản trị website, phát triển website bền vững, nên một quy trình quản trị nên bao gồm:
– Tạo nội dung, chỉnh sửa nội dung phù hợp: Website khi được xây dựng, nội dung có sẵn chỉ mang tính demo cho sản phẩm, chính vì thế khiến nội dung không gắn kết đúng với dữ liệu của doanh nghiệp hoặc nội dung mà cá nhân muốn truyền tải cho người dùng, khách hàng cảu mình. Chính vì thế, người quản trị website sau khi tiếp nhận phải là người tạo nội dung hay chỉnh sửa những nội dung sẵn có cho phù hợp với website.
– Thường xuyên cập nhật nội dung: Bạn muốn khách hàng tương tác với website, hiểu hơn về doanh nghiệp hay cập nhật những thông tin hữu ích cho họ. Thì cập nhật nội dung cho website chính là “dấu ấn” để hấp dẫn người xem, khách hàng. Cùng những công dụng trên, cập nhật nội dung thường xuyên cũng giúp cho các công cụ tìm kiếm đánh giá cao hơn website của bạn.
– Kiểm tra tình trạng và sửa lỗi phát sinh: Thế giới internet thay đổi liên tục, chính vì thế website cũng trở nên thường xuyên dính lỗi, do code web, do dữ liệu hay do thay đổi của môi trường internet. Những lỗi phổ biến mà người dùng hay gặp như lỗi hình ảnh, đường dẫn bị thay đổi, code bị lỗ hổng… Trong đó rất nhiều lỗi gây ảnh hưởng đến trải nghiệm web cũng như khách hàng.
– Tối ưu những trải nghiệm: Tối ưu website có thể giải thích đơn giản là việc tối ưu cho công cụ tìm kiếm như Google và tối ưu cho trải nghiệm của người dùng.
– Quảng bá website: Website không thể phát triển nếu không thực hiện quảng bá, quảng cáo hay tối ưu để tiếp cận đến nhiều khách hàng, người dùng hơn. Vì thế, tối ưu website, thực hiện phát triển website qua các kênh mạnh xã hội, tìm kiếm hay các diễn đàn là công việc của quản trị viên website.

Nhiệm vụ và trách nhiệm của các Webmaster

Trong môi trường kinh doanh trên Internet hiện đại như ngày nay thì Webmaster đóng vai trò rất quan trọng giúp cho các doanh nghiệp phát huy được sức mạnh tiềm ẩn của mỗi một trang Web.
Các Webmaster sẽ đảm nhận 4 vai trò sau:
– Bảo hành, bảo trì Website
– Quản trị nội dung Website
– Vận hành Website
– Báo cáo, theo dõi tình hình hoạt động của Website

Kỹ năng cần có của Webmaster

Để đảm bảo được công việc quản trị Website được tốt nhất, các Webmaster cần có những kỹ năng sau:
– Am hiểu về cấu trúc Website
– Biết thêm về các ngôn ngữ lập trình (Nếu giỏi thì càng tốt)
– Sử dụng thành thạo các công cụ quản trị Website như Goolge Webmaster Tool, Google Analytics,…
– Khả năng viết nội dung tốt
– Khả năng xử lý đồ họa cơ bản
– Cẩn thận, chỉnh chu trong công việc.
– Có kiến thức cơ bản về SEO và Online Marketing: Các Webmaster có nhiệm vụ quan trọng là tăng lượng người truy cập (traffic) đến Website và tăng thứ hạng từ khóa của trang Web trên các công cụ tìm kiếm (Search Engine). Để làm được điều này thì người quản trị Web phải am hiểu về SEO để tối ưu Website thân thiện hơn với các Search Engine, mà ở nước ta thì Google là chủ yếu. Kết quả là các nội dung chất lượng mà bạn phát hành sẽ dễ dàng đến được với khách hàng tiềm năng hơn thông qua hình thức tìm kiếm. Bên cạnh đó thì các Webmaster sẽ giúp bạn thực hiện công việc Content Marketing thông qua các mạng xã hội để từ đó hình thành và gắn kết cộng đồng khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.

Đây là những định nghĩa về quản trị website cũng như những yêu cầu công việc thực hiện đối với một website khi tiếp nhận quản trị. Tầm quan trọng của quản trị website không kém bất kỳ phương thức tiếp xúc khách hàng nào hiện nay.

error: Xin đừng copy vì nội dung chứa bản quyền !

Thanh Toán Tiện Lợi

CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG SHINHAN BANK : 700010740180

CHỦ TÀI KHOẢN: LÊ MINH HIẾU

TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG VIETCOM BANK : 1021583258

CHỦ TÀI KHOẢN: LÊ MINH HIẾU

SỐ MOMO : 0933661640

CHỦ TÀI KHOẢN: LÊ MINH HIẾU

Nội dung chuyển khoản mọi người ghi rõ tên Job hoặc nhắn tin cho Admin sau khi chuyển khoản, xin cảm ơn.

Ảnh minh họa